Doomsday warning - Cảnh Báo Ngày Tận Thế

Đây là trang tin tức cảnh báo ngày tận thế đã được tổng hợp từ nguồn đáng tin cậy.

1.Ngày tận thế:

Ngày tận thế (còn gọi là kết thúc của thời gian, ngày cuối cùng) là một thời điểm thời gian trong tương lai được mô tả khác nhau trong các thuyết mạt thế của nhiều tôn giáo thế giới (cả khởi nguồn từ Abraham và không khởi nguồn từ Abraham), dạy rằng các sự kiện trên thế giới sẽ đạt đến một cao trào cuối cùng. Các tín ngưỡng bắt nguồn từ Abraham duy trì một vũ trụ học tuyến tính, với các kịch bản thời gian cuối cùng chứa các chủ đề về sự biến đổi và cứu chuộc. Trong Do Thái giáo, thuật ngữ "ngày tận thế" có liên quan đến Thời đại Messia và bao gồm một cộng đồng những người di cư Do Thái bị lưu đày, sự xuất hiện của Messiah, sự phục sinh của chính nghĩa và thế giới sắp tới. Một số giáo phái của Kitô giáo mô tả thời kỳ kết thúc là thời kỳ hoạn nạn xảy ra trước khi Giê-su sẽ đến lần thứ hai, và sẽ đối mặt với kẻ chống Chúa cùng với cấu trúc quyền lực của mình và mở ra Vương quốc của Thiên Chúa. Trong Hồi giáo, Ngày phán sẽ xảy ra sau khi có sự xuất hiện của al-Masih al-Dajjal, và sau đó là sự xuống trần của Isa (Jesus). Isa sẽ chiến thắng kẻ giả mạo, hay Antichrist (kẻ chống Chúa), và sẽ dẫn đến một chuỗi các sự kiện. Các sự kiện này sẽ kết thúc với việc mặt trời mọc từ phía tây và bắt đầu Qiyamah (ngày phán xét). Các tín ngưỡng không bắt nguồn từ Abraham có xu hướng có nhiều quan điểm thế giới theo chu kỳ hơn, với các kịch bản thuyết mạt thế được nhấn mạnh với sự suy đồi, sự cứu chuộc và cuối cùng là tái sinh. Trong Ấn Độ giáo, thời gian kết thúc xảy ra khi Kalki, hóa thân cuối cùng của Vishnu, xuống trần gian trên một con ngựa trắng và chấm dứt giai đoạn Kali Yuga hiện tại. Trong Phật giáo, Đức Phật đã tiên đoán rằng những giáo lý của ông sẽ bị lãng quên sau 5.000 năm, sau đó là sự hỗn loạn. Một vị Bồ Tát tên là Di Lặc sẽ xuất hiện và tái khám phá giáo lý của pháp. Sự hủy diệt cuối cùng của thế giới sau đó sẽ đi qua bảy mặt trời. Kể từ khi phát triển khái niệm thời gian sâu trong thế kỷ 18 và tính toán ước tính tuổi của Trái Đất, các bài viết khoa học về ngày tận thế đã tập trung vào số phận cuối cùng của vũ trụ. Các lý thuyết đã bao gồm Big Rip, Big Crunch, Big Bounce và Big Freeze (cái chết nhiệt).

2.Bão Mặt Trời:

Bão mặt trời là một sự xáo trộn trên Mặt Trời, có thể phát ra bên ngoài qua nhật quyển, ảnh hưởng đến toàn bộ Hệ Mặt Trời, bao gồm Trái Đất và từ quyển của nó, và là nguyên nhân gây ra thời tiết không gian trong thời gian ngắn hạn và với các mô hình dài hạn bao gồm khí hậu không gian.Bão mặt trời có thể ảnh hưởng đến từ trường Trái Đất có thể gây mất điện toàn cầu

3.Virus:

Virus, thường được viết là vi-rút (bắt nguồn từ tiếng Pháp virus /viʁys/),[1] còn được gọi là siêu vi, siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng,[2] là một tác nhân truyền nhiễm chỉ nhân lên được khi ở bên trong tế bào sống của một sinh vật khác. Virus có thể xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật, từ động vật, thực vật cho tới vi khuẩn và cổ khuẩn.[3] Kể từ bài viết đầu tiên của Dmitriy Iosifovich Ivanovsky năm 1892, mô tả về một dạng mầm bệnh không thuộc vi khuẩn mà lây nhiễm vào cây thuốc lá, và sự khám phá ra virus khảm thuốc lá của Martinus Beijerinck năm 1898,[4] cho đến nay có khoảng 9,000 loại virus đã được miêu tả chi tiết,[5] mặc dù vẫn còn có tới hàng triệu (hoặc tỷ) dạng virus khác nhau.[6] Virus được tìm thấy ở hầu hết mọi hệ sinh thái trên Trái Đất và là dạng có số lượng nhiều nhất trong tất cả các thực thể sinh học.[7][8] Khoa học nghiên cứu virus được biết với tên virus học (virology), một chuyên ngành phụ của vi sinh. Các phần tử (hay hạt) virus (được gọi là virion hoặc vi-ri-ông) được tạo thành từ hai hoặc ba bộ phận: phần vật chất di truyền được tạo nên từ DNA hoặc RNA – những phân tử dài có mang thông tin di truyền, một lớp vỏ protein – được gọi với tên capsid – có chức năng bảo vệ hệ gen và một lớp vỏ bọc bên ngoài làm từ lipid mà bao bọc bên ngoài lớp vỏ protein khi virus ở ngoài tế bào (chỉ có trong một số trường hợp). Hình dạng của virus có sự khác nhau, từ dạng xoắn ốc hay khối hai mươi mặt đều đơn giản cho tới những cấu trúc phức tạp hơn. Một virus có kích thước trung bình vào khoảng 1/100 kích cỡ trung bình của một con vi khuẩn. Hầu hết virus đều quá nhỏ nên không thể quan sát trực tiếp dưới kính hiển vi quang học. Nguồn gốc của virus trong lịch sử tiến hóa của sự sống không rõ ràng: một số có thể đã tiến hóa từ những plasmid – những đoạn DNA ngắn có khả năng di chuyển giữa các tế bào – trong khi số khác có thể đã tiến hóa từ vi khuẩn. Trong tiến hóa, virus là một phương tiện chuyển gen ngang quan trọng, góp phần gia tăng sự đa dạng di truyền.[9] Virus được công nhận là một dạng sống bởi một số nhà khoa học, do chúng có mang vật chất di truyền, có thể sinh sản và tiến hóa thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Tuy nhiên mặt khác chúng lại thiếu những đặc tính thiết yếu (như cấu trúc tế bào) – những điều được công nhận rộng rãi là cần thiết để được coi như sinh vật sống. Bởi vì chỉ có một số chứ không tất cả các phẩm chất cần thiết, nên virus được mô tả như "những sinh vật ở bên lề của sự sống". Tuy nhiên, virus chỉ có thể xâm nhập qua một số tế bào nhất định nhờ có giác bám (gai glycoprotein) của virus bám đặc hiệu lên thụ thể của tế bào chủ.[10] Virus lây lan theo nhiều cách; virus thực vật thường được truyền từ cây này sang cây khác qua những loài côn trùng hút nhựa cây như rệp vừng; trong khi virus động vật lại có thể được truyền đi nhờ những côn trùng hút máu. Những sinh vật mang mầm bệnh như vậy được gọi là những véc-tơ. Virus cúm lan truyền thông qua ho và hắt hơi. Norovirus và rotavirus, nguyên nhân chính của bệnh viêm dạ dày ruột siêu vi, lây lan qua đường phân-miệng và truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc, cũng như xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn hay nước uống. HIV là một trong vài loại virus lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục và tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh. Mỗi virus chỉ có thể xâm nhiễm vào một số dạng tế bào vật chủ nhất định, gọi là "biên độ vật chủ" (host range); biên độ này có thể rất hẹp hoặc rất rộng, tùy vào số lượng những sinh vật khác nhau mà virus có khả năng lây nhiễm.[11] Sự xâm nhập của virus trong động vật đã kích hoạt một phản ứng miễn dịch nhằm loại bỏ virus xâm nhiễm. Những phản ứng miễn dịch cũng có thể được tạo ra bởi vắc-xin, giúp tạo ra miễn dịch chủ động nhân tạo đối với một virus xâm nhiễm nhất định. Tuy nhiên, một số virus, bao gồm những loại gây ra AIDS và viêm gan siêu vi, lại có thể trốn tránh những phản ứng trên và gây ra sự nhiễm bệnh mãn tính. Đa phần các chất kháng sinh không có hiệu quả đối với virus, dù vậy cũng đã có những loại thuốc kháng virus được phát triển.

4.Đảo cực địa từ:

Đảo cực địa từ là sự thay đổi hướng của từ trường Trái Đất như các vị trí bắc từ và nam từ thay đổi cho nhau. Các sự kiện này thường liên quan đến sự suy giảm kéo dài về độ mạnh của từ trường và theo sau đó là sự phục hồi nhanh chóng sau khi mà hướng từ mới được thiết lập. Sự kiện đảo cực địa từ xuất hiện cách nhau một khoảng thời gian ngẫu nhiên, từ 0,1 đến 1 triệu năm, và trung bình 450.000 năm. Trong 83 triệu năm qua có 184 lần đảo cực. Phần lớn đảo cực diễn ra trong khoảng 1.000 đến 10.000 năm. Đảo cực gần đây nhất là vào giữa kỷ Đệ tứ, 781.000 năm trước, và được gọi là đảo ngược Brunhes-Matuyama.[1] Sự đảo cực ngắn gần đây nhất là sự kiện Laschamp xảy ra 41400 (±2000) năm trước[2], trong thời kỳ băng hà cuối cùng.[3] Một sự kiện đảo cực trước nữa, đảo ngược Gauss-Matuyama[4] xảy ra khoảng 2,588 ± 0,005 triệu năm trước, được Ủy ban quốc tế về địa tầng học (ICS) lựa chọn là đánh dấu sự khởi đầu của kỷ Đệ Tứ.[5]